Trong La La Land, cái làm Mia phản ứng giận dữ với Seb không phải sự thay đổi mà là sự thay đổi làm mất đi nghệ thuật thuần khiết của jazz
Sự thay đổi làm mất đi nghệ thuật thuần khiết?
Trong La La Land, cái làm Mia phản ứng giận dữ với Seb không phải sự thay đổi mà là sự thay đổi làm mất đi nghệ thuật thuần khiết của jazz. Đây là sự khác biệt rất lớn, giữa thời đại này, bắt buộc mọi thứ phải thay đổi, nhưng thay đổi mà mất đi nghệ thuật thuần khiết thì đáng tiếc. Những nghệ sĩ chân chính sống chết với nghề chính là để gìn giữ cốt lõi này của nghệ thuật chứ họ không chống lại sự thay đổi. Nhiều người không hiểu nên cứ vội vã quy cho họ là lạc hậu, là cổ hủ.
Trích "Lồng kính - Tự động hóa và chúng ta" - Nicholas Carr
[...] Khoảng 1 năm trước tôi có cơ hội gặp gỡ 1 nhiếp ảnh gia tự do đang làm việc cho 1 dự án của trường trong khuôn viên trường đại học. Ông đang đứng yên dưới gốc cây, chờ đợi một số đám mây thiếu hợp tác trôi đi để khỏi che mất ánh mặt trời. Tôi thấy ông có 1 máy ảnh phim cỡ lớn gắn trên 1 chân máy cồng kềnh – thật khó để bỏ lỡ, vì nó trông lỗi thời gần như vô lý – và tôi hỏi ông tại sao ông vẫn sử dụng phim. Ông nói với tôi rằng ông đã hăm hở đón nhận nhiếp ảnh kỹ thuật số một vài năm trước đó. Ông đã thay thế những chiếc máy ảnh phim và phòng tối của mình với những máy ảnh kỹ thuật số và 1 máy tính chạy phần mềm xử lý ảnh mới nhất. Nhưng sau một vài tháng, ông chuyển trở lại. Không phải vì ông không hài lòng với hoạt động của thiết bị hay độ phân giải và độ chính xác của ảnh. Mà vì cách thức thực hiện công việc của ông bị thay đổi, và không tốt hơn.
![]() |
Bình luận Phim: La La Land - Sự thay đổi làm mất đi nghệ thuật thuần khiết? |
Những hạn chế cố hữu trong việc chụp và rửa ảnh trên phim – chi phí, sự khó nhọc, sự không chắc chắn – đã khuyến khích ông làm việc một cách chậm rãi khi ông chụp 1 bức ảnh, với sự cân nhắc, thận trọng, và một cảm giác vật lý sâu sắc về sự hiện diện. Trước khi chụp 1 bức ảnh, ông sắp xếp nó một cách tỉ mỉ trong tâm trí mình, chú ý tới ánh sáng, màu sắc, khung cảnh, và hình dạng của hiện trường. Ông sẽ kiên nhẫn chờ đợi thời điểm thích hợp để bấm máy. Với 1 máy ảnh kỹ thuật số, ông có thể làm việc nhanh hơn. Ông có thể chụp một loạt các ảnh, cái này liền sau cái kia, và sau đó sử dụng máy tính để sắp xếp chúng và rồi chọn ra và tinh chỉnh những bức ảnh có triển vọng nhất. Hoạt động sáng tác diễn ra sau khi bức ảnh đã được chụp. Sự thay đổi lúc đầu làm ông cảm thấy say mê. Nhưng rồi ông nhận thấy mình thất vọng với kết quả. Các bức ảnh khiến ông ớn lạnh. Ông nhận ra rằng, phim áp đặt 1 nguyên tắc cho việc nhận thức, cho việc nhìn, dẫn đến những bức ảnh phong phú hơn, nghệ thuật hơn, sống động hơn. Phim đòi hỏi nhiều hơn ở ông. Và do đó, ông đã quay trở lại với công nghệ cũ.
Các nhiếp ảnh gia chỉ muốn có những công cụ tốt nhất cho công việc – công cụ sẽ khuyến khích và cho phép họ làm công việc tốt nhất, ý nghĩa nhất của họ. Những gì họ đã nhận ra là công cụ mới nhất, tự động nhất, thiết thực nhất không phải luôn luôn là sự lựa chọn tốt nhất. Họ hiểu rằng các quyết định về công nghệ cũng là những quyết định về cách làm việc và cách sống – và họ nắm quyền kiểm soát những quyết định chứ không nhượng chúng cho những đối tượng khác hoặc mở đường cho đà tiến bộ. Họ bước lùi lại và suy nghĩ một cách phê phán về công nghệ.
Về mặt xã hội, chúng ta trở nên nghi ngờ những hành vi đó. Thiếu hiểu biết, lười biếng hoặc rụt rè, chúng ta đã biến những hành vi đó thành những biểu tượng của sự lạc hậu. Chúng ta giả định rằng bất cứ ai từ chối 1 công cụ mới để thiên về 1 công cụ cũ hơn là mắc tội hoài cổ, thực hiện các lựa chọn theo tình cảm hơn là theo lý trí. Nhưng sai lầm thực sự về mặt cảm tính là giả định rằng cái mới luôn luôn phù hợp hơn với các mục tiêu và ý định của chúng ta so với cái cũ. Đó là quan điểm của 1 đứa trẻ, ngây thơ và dễ uốn nắn. Điều làm cho 1 công cụ vượt trội 1 công cụ khác không liên quan gì tới việc nó mới ra sao. Điều quan trọng là nó mở rộng hay thu hẹp chúng ta như thế nào, nó định hình trải nghiệm của chúng ta về thiên nhiên và văn hóa ra sao. Nhường các lựa chọn về cách sắp đặt cuộc sống hàng ngày của chúng ta cho một cái trừu tượng to tát mang tên sự tiến bộ thì thật là điên rồ.
Công nghệ đã luôn luôn thách thức con người suy nghĩ về những gì là quan trọng trong cuộc sống của họ, để tự hỏi mình rằng con người có ý nghĩa gì. Tự động hóa, khi mở rộng tầm với vào các khía cạnh gần gũi nhất trong sự tồn tại của chúng ta, sẽ làm tăng vai trò của nó. Chúng ta có thể tự cho phép mình được nương theo dòng chảy công nghệ, đến bất cứ nơi nào nó có thể mang chúng ta đến, hoặc chúng ta có thể chống lại nó. Chống lại phát minh không có nghĩa là loại bỏ phát minh. Đó là để khiêm nhường hóa phát minh, để mang tiến bộ xuống mặt đất. “Chống cự là vô ích,” hãy tuân theo lời nói thoải mái rập khuôn “Star Trek” mà dân kỹ thuật yêu thích. Nhưng điều đó trái ngược với sự thật. Chống cự không bao giờ là vô ích. Như Emerson đã dạy chúng ta, nếu nguồn sinh lực của chúng ta là “linh hồn tích cực” thì nghĩa vụ cao nhất của chúng ta là chống lại mọi thế lực, dù là thể chế hay thương mại hay công nghệ, làm suy yếu hay hủy hoại tâm hồn. [...]
Theo: thich_xem-phim