Với "Wonder Woman" (WW), ekip đứng sau DCEU làm được hai thứ: những thứ Marvel chưa làm và những thứ Marvel đã làm nhưng chưa tới!
Với "Wonder Woman" (WW), ekip đứng sau DCEU làm được hai
thứ: những thứ Marvel chưa làm và những thứ Marvel đã làm nhưng chưa tới!
Sau khi xem WW, cảm xúc của torune là nhân vật này chắc chắn là trụ
cột của DCEU, tương đương với vai vế của Iron Man bên vũ trụ điện ảnh của
Marvel. Như đã nói trên đây, với WW, ekip đứng sau DCEU làm được hai việc lớn.
Đầu tiên, họ làm được điều mà Marvel chưa làm: giao hẳn một phim
siêu anh hùng mà nhân vật chính là nữ kiêm trụ cột (gánh team BvS) vào tay một
đạo diễn nữ - Patty Jenkins. Tài năng của Patty Jenkins quả thật rất bất ngờ.
Cô mang những thông điệp nữ quyền rất thầm kín, mạnh mẽ và cực kỳ tinh tế vô
phim; dứt ra hẳn lối nghĩ đã là nữ quyền thì phải xồn xồn lên, quyền lợi cho bằng
với nam (tư tưởng này dễ gây khó chịu). Chẳng hạn như ở những cảnh quay đầu, đạo
diễn không ngại làm nổi bật bảo tàng Louvré cùng những chiếc kim tự tháp trong
suốt. Và, những bài viết về việc biểu tượng hóa giới tính thông qua kiến trúc
này không khó để tìm ra trên Internet. Còn một chi tiết mình nhìn ra được là tượng
thần Zeus ở Themyscira được gắn thêm... hai bầu sữa.
Thứ hai, DCEU làm được điều mà MCU đã làm nhưng chưa làm tới: thổi
yếu tố thần thoại vô phim một cách nhuần nhuyễn và thú vị. Nhìn vô phục trang của
các chiến binh Amazon, ngay lập tức, mình nhớ tới Asgard của MCU. Nhưng, cá
nhân mà nói, 2 phần phim của 'Thor' là những phần phim chán nhất khi đem so với
các phim còn lại của MCU. Có cảm giác, Marvel làm chưa tới, đưa yếu tố thần thoại
vô một cách hời hợt, khiên cưỡng, chủ yếu để có hồ sơ cá nhân của Thor trước
khi đưa nhân vật này vào đội Avenger. WW thì lại khác, cốt truyện thần thoại của
phim khá đơn giản, một mẩu chuyện nhỏ, phân nhánh ra từ phần thoại Hy Lạp,
không cố ôm tất cả các cõi như bên 'thần sấm'. Bên Thor thì cảnh chiến đấu tự
dưng pha thêm yếu tố khoa học công nghệ, nên cảm giác rất nửa vời. Trong khi
bên WW, những cảnh tay bo dùng vũ khí thô sơ cho cảm giác rất bạo lực và rất
đã.
Ấn tượng tiếp theo mà WW mang lại với torune là nhạc nền. Mỗi lần
công chúa Diana ra trận là trống bắt đầu nổi lên, như hồi BvS ấy, nghe xập
xình, thùng thình, ngập tràn hào hứng. Tổng quan, âm thanh của phim này có 'sức
sống'. Thoại đơn giản, hơi kiểu cách (cliché), nên, âm thanh và biểu cảm của diễn
viên làm nhiệm vụ dẫn dắt khán giả đi hết câu chuyện. Mình rất thích những hiệu
ứng âm thanh được làm to và rõ, mỗi khi kiếm chạm kiếm, súng chạm khiên, đạn chạm
vòng tay của Wonder Woman.
Một điểm đáng khen cuối cùng dành cho WW là nhà soạn kịch lồng được
nhiều mẩu chuyện nhỏ vô một mẩu chuyện lớn. Tình mẫu tử? Có. Thay đổi tâm lý vừa
bước vào đời (kiểu phim coming-of-age)? Có. Chuyện lứa đôi trai gái? Có. Chuyện
chiến tranh? Có. Chuyện anh hùng giải cứu thế giới? Có.
Để ý là liên kết giữa WW với Justice League chỉ xuất hiện ở một
vài khoảng khắc [đầu và cuối phim]. WW chẳng có after-credit, chẳng có cameo.
Cũng đúng, vì tự thân phim là một tuyệt tác sẵn rồi, một chỗ dựa cực kỳ vững chắc
cho vũ trụ DCEU, không cần nhờ siêu anh hùng nào khác giúp cho WW 'thơm lây'.
Ngay cả Batman nhờ vả thôi cũng chưa đủ. Đại gia họ Wayne phải tặng cho Wonder
Woman một món quà, mà món quà này đánh trúng tâm lý của nữ anh hùng mới được cô
đáp trả.
Theo:torune